DANH MỤC SẢN PHẨM

Những điều bạn không nên mắc phải khi Khởi Nghiệp

Th 7 07/09/2019

Nhưng điều bạn không không nên mắc phải khi Khởi nghiệp - cũng là lời khuyên, là kiến thức và là kinh nghiệm của khá nhiều anh chị đã Khởi nghiệp thành công, cũng như những anh chị đã vài lần đứng dậy sau vấp ngã từ những ngày đầu Startup

Thiếu "máu liều"

Nói cách khác, Doanh nghiệp khi Startup đòi hỏi bạn phải có thêm khả năng "liều" với những mục tiêu xác định - và mục tiêu đó cũng luôn tiềm tàng các rủi ro - Thuyền lớn Sóng lớn - đó là Quy Luật. Nếu bạn quá chắc chắn trong từng bước đi, từng đơn hàng, từng rủi ro có thể xảy ra - cơ hội cũng sẽ tự vụt qua kho cơ hội vừa đến.

Cần thu lợi nhanh

"Nếu cố gắng kiếm tiền thật nhanh, bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực khi startup không phát triển theo đúng cách (để có thể sinh lời) - (theo chuyên gia Rani Langer-Croager, người đồng sáng lập Uptima Business Bootcamp)

Theo đánh giá thì chỉ 40% startup thực sự có lợi nhuận, còn lại 82% các Công ty nhỏ thất bại do các vấn đề về dòng tiền (vốn lưu động, đối ứng, thanh toán,...)

Startup có thể không đi đúng hướng như bạn xây dựng - nhưng tôi cũng có thể hiểu Startup sẽ được điều chỉnh dần - thay đổi hàng ngày - để vừa đúng hướng - vừa sinh lợi (có lợi nhuận) ở mức chấp  nhận để "đi đúng hướng"

Có tư duy “khan hiếm”

Thay vì chờ đợi thời cơ tốt hơn, những người có tư duy "khan hiếm" thường nghĩ rằng không có đủ cơ hội hay nguồn lực cho họ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, khiến họ theo đuổi những con đường làm hại cho doanh nghiệp của mình, đây cũng là cạm bẫy kể cả với những chủ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm khi công ty của họ rơi vào khủng hoảng.

Không hiểu các số liệu kinh doanh

Nếu một người không hiểu được các con số về tài chính, họ có thể bỏ qua những dấu hiệu quan trọng cho thấy cần phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

=>Việc không hiểu được những vấn đề tài chính đó có thể dẫn đến các quyết định cảm tính thay vì sáng suốt => Điều nãy cũng dẫn đến thảm họa cho Startup, do cân đối tài chính chưa tốt và đúng thời điểm.

===> Một doanh nhân cần phải hiểu rõ được tình hình tài chính của startup của mình => cân đối nguồn lực - thực hiện.

Không có kế hoạch kinh doanh

Nếu đang chuẩn bị thành lập một công ty, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng một kế hoạch kinh doanh cho riêng mình

=> Kể cả khi đã thành lập công ty, vẫn chưa quá muộn để xây dựng một kế hoạch giúp mang lại “kim chỉ nam” để đạt được các mục tiêu và gắn chặt với sứ mệnh của mình.

Lựa chọn đâu là Ngành mũi nhọn bạn sẽ tham chiến - bạn sẽ làm sản xuất - làm thương mại + dịch vụ - hay theo hướng nào ???

Không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng - định hướng sai với kế  hoạch quá xa so với tiềm lực hiện có - cũng góp phần đẩy Startup đến bờ vực nguy hiểm.

Khả năng tự thân vận động kém

Tự thân vận động là khả năng thành lập và điều hành một doanh nghiệp từ nguồn lực cá nhân hạn chế tới một thời điểm tăng trưởng khi mà cần có thêm nguồn lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, một khoản vay kinh doanh có thể khiến chủ startup phải nai lưng trả nợ trong nhiều năm nếu công ty thất bại.

=>> Câu hỏi đặt ra là khả năng chịu rủi ro của họ đến đâu?

=> Năng lực quản trị - năng lực chuyên môn hay tài chính của bản thân Startup luôn đòi hỏi phải tự thân vận động và xoay xở trong nhiều tình huống.

Nguồn: ST

Nội thất Khởi Nghiệp luôn hân hạnh đồng hành cùng Startup trên hành trình Khởi Nghiệp


Thu gọn