DANH MỤC SẢN PHẨM

10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp ngành nội thất gỗ công nghiệp

Th 5 24/02/2022
10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp ngành nội thất gỗ công nghiệp bạn cần quan tâm để hiểu.

10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp ngành nội thất gỗ công nghiệp cho bạn kiến thức Khởi Nghiệp thuận lợi và tinh gọn nhất.

Xác định Khởi Nghiệp Startups - không đơn giản là tìm kiếm lợi nhuận mà còn là xác định bản thân bước tiếp 1 trang mới. Định hình 1 bước dài trong chính cuộc đời của chúng ta. Và...làm thôi.
Ai cũng thế, để sẵn sàng tham chiến, ít nhiều cũng phải có sơ bộ các bước chuẩn bị để khởi nghiệp ngành gỗ.
       Trong giới hạn bài viết này, Nội thất Khởi Nghiệp xin chia sẻ 10 bước cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp ngành nội thất gỗ công nghiệp. Cả nhà cùng tham khảo và cho thêm ý kiến nhé.
 

1 / LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Thật ra nghe kế hoạch kinh doanh có vẻ ghê gớm, thực tế, trước khi Khởi Nghiệp kinh doanh, ít nhiều bạn cũng sẽ nghĩ về mọi thứ để sẵn sàng làm. Vấn đề ở đây mình muốn nói là VIẾT RA GIẤY
 
==> Bạn nên nhớ " Công tác chuẩn bị tốt - mọi vấn đề được viết ra - lường trước từng sự việc - sẽ giúp hạn chế được tối đa rủi ra - mọi thứ phát sinh,...và mang lại hiệu quả tốt nhất cho mọi việc"
 
+ Việc lập 1 bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt, càng tăng được khả năng "Biến ước mơ thành hiện thực mà bạn đang đeo đuổi" và khả năng đạt được sẽ tốt hơn, khả quan hơn.
+ Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cần được định hướng rõ ràng, cách thức triển khai thực hiện và được đánh giá qua nhiều yếu tố, và mình list nhẹ một số yếu tố quan trọng và cần thiết nè:
@ Mục tiêu chính - mục tiêu rõ ràng - cụ thể của Kế hoạch kinh doanh này
@ Phạm vi cụ thể của bản kế hoạch này
@ Giá trị mang lại cho khách hàng 
@ Năng lực thực tế của Doanh nghiệp
@ Các hoạt động - cơ cấu vận hành Doanh nghiệp

2/ XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH KINH DOANH
 
        Ở bất kỳ 1 lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần được xác định rõ loại hình kinh doanh. Và cụ thể loại hình kinh doanh phải được xác định rõ trước khi bắt tay vào Khởi Nghiệp kinh doanh.
Loại hình kinh doanh của DN ở Việt Nam mình hiện tại khá nhiều loại hình như:
* Doanh nghiệp liên doanh (Vốn nước ngoài liên doanh VN)
* Công ty TNHH ( MTV - 2TV,..)
* Công ty Cổ Phẩn (Góp vốn - đồng sở hữu)
* Doanh nghiệp tư nhân
* Công ty hợp danh
...
          Loại hình kinh doanh là yếu tố quan trọng, nghiêm túc, cần suy nghĩ và xác định rõ. Ở Việt Nam mình khá đa dạng, nên bạn cũng cần cân nhắc các vấn đề, so sánh giá trị / giới hạn của từng loại hình trước khi quyết định.
           Dựa vào các giá trị / giới hạn của Loại hình kinh doanh được nhà nước quy định, sự thống nhất về loại hình này => bạn tiến hành bước tiếp theo là đăng ký loại hình kinh doanh (đơn giản là đăng ký thành lập doanh nghiệp -với loại hình mình chọn ở Sở KH-ĐT á - mình có thể tự thực hiện - hoặc thuê dịch vụ nhé)

===> Với các bước chuẩn bị khởi nghiệp ngành nội thất thì hầu hết đều sử dụng theo loại hình như
Cty TNHH (có thể 1 TV - hoặc góp vốn 2 thành viên trở lên) - Công ty Cổ phần (nhiều cổ đông góp vốn) hoặc nếu "vốn của cá nhân đủ trình" thì mở Doanh nghiệp tư nhân.
 ==> nó cũng liên quan nhiều đến trách nhiệm pháp lý của cá nhân - nên anh em cân nhắc kỹ nhé
 
3/ NGUỒN VỐN - TÀI SẢN BAN ĐẦU CỦA CÔNG TY
Nguồn vốn hay Tài sản mình đang nói ở đây là thứ cần chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi Khởi Nghiệp (bạn đừng nhầm thành khái niệm Nguồn Vốn - Tài Sản của kế toán nha)
 

 

     Nguồn vốn ở đây có nhiều loại chẳng hạn như Vốn Điều Lệ, Vốn Pháp Định, Vốn Góp, Vốn Đầu Tư,... Nguồn vốn ở đây có thể là Tiền - hoặc các giá trị đưa vào Công ty. Đây là nguồn sẽ hình thành  nên các Tài sản của Công ty á.
          Còn Tài sản ở đây là toàn bộ các nguồn lực mà công ty đang nắm giữ như Tài Sản Cố Định (máy móc, nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải,....các Nguyên vật liệu / công cụ dụng cụ phục vụ ngành mình sẽ kinh doanh)...

  

Nguồn vốn & Tài sản của Startup ngành nội thất gỗ của mình là Tiền, Nhà xưởng sản xuất, TSCĐ (máy móc có giá trị lớn như máy CNC, máy dán, máy khoan, máy cắt,...) các NVL (như Ván, Phụ kiện - bản lề, ổ khóa,...) hay Công cụ dụng cụ nhỏ như máy khoan, máy hơi, ....)
Thắc mắc thì tham khảo thêm ở đây nè:
 
+ MỞ XƯỞNG GỖ CẦN NHỮNG MÁY MÓC GÌ ? KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG?
 
KINH NGHIỆM THỰC TẾ MỞ XƯỞNG GỖ CÔNG NGHIỆP - CẦN NHỮNG CHI PHÍ GÌ ?
Và còn bản đầy đủ các bài viết chi tiết thì nằm ở đây nè, coi đầy đủ luôn á ==> Xem ngay và luôn nhé
 
 
4/ TÀI LIỆU PHÁP LÝ
Với ngành nội thất gỗ công nghiệp mình cũng cần lưu ý về các tài liệu pháp lý cho cả Pháp Lý và Nội bộ như
 - Các loại giấy phép theo quy định khi sản xuất kinh doanh ngành mộc (như Giấy Phép Đăng ký kinh doanh, Các hồ sơ An toàn về Phòng cháy chữa cháy, các văn bản, chính sách, điều khoản theo quy định của Cơ quan có thẩm quyền - như xử lý nước thải, môi trường,......hay các yêu cầu của Chính quyền địa phương tại cơ sở sản xuất (CAKV - CAP - Tổ trưởng dân phố,.....đại loại là bà con gần á)
- Các tài liệu pháp lý cho khởi nghiệp ngành nội thất gỗ công nghiệp này chủ yếu nhằm đảm bảo các hoạt đồng thông suốt, liên tục, tránh các rắc rối về pháp lý á anh chị.
 
5/ TRÌNH ĐỘ - KINH NGHIỆM - KỸ NĂNG CỦA BỘ MÁY VẬN HÀNH
Để khởi nghiệp ngành mộc, bạn có nhất thiết cần kinh nghiệm của ngành này ??? Theo Mình, thật ra nếu bạn có đầy đủ Trình độ - kinh nghiệm - kỹ năng với ngành mình đang có kế hoạch khởi nghiệp thì sẽ an toàn hơn và khả năng thành công cũng cao hơn (còn nếu chưa có thì mình chưa dám tính tới - thật ra nó nằm ở cái trình - bạn cũng thấy có một số CEO quá giỏi ở 1 lĩnh vực, nhưng họ vẫn phát triển mảng khác, lĩnh vực khác - dù họ không có chuyên môn nhiều về ngành đó - nhưng họ có kiến thức quản trị tổng thể - họ thuê các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đó, họ có tiền mà, hehe)
+ Trình độ ở ngành mình có thể nói như:
   - Trình độ quản lý (Kinh nghiệm thực tế đã quản lý qua xưởng gỗ, quản đốc, quản lý chung, quản lý phân xưởng,.....)
   - Trình độ chuyên môn - Trong này cả trình độ chuyên môn kinh doanh - Trình độ chuyên môn trong sản xuất
   - Kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng các quy trình, quy định, biểu mẫu, báo cáo, ....lập các KPI......
==> Ý của mình là Bộ máy dự định vận hành thì cũng phải trang bị khá đầy đủ nhân sự, phụ trách từng bộ phận - từng mắc xích cũng dần được hình thành, từng bước sẽ ổn và sẽ khởi động cả guồng máy.
 
+ Vận hành xưởng sản xuất nội thất giống như vận hành 1 cái máy - có thể nói như vậy, từng bộ phận nếu làm tốt, hoạt động trôi chảy, thì cả cái máy sẽ êm và thuận lợi, sản phẩm sẽ đạt như mong đợi. CỐ LÊN AE NHÉ
 

Sản phẩm đạt chất lượng - thẩm mỹ - bán ra đều luôn là mong muốn của Bộ máy vận hành

6/ TÌM KIẾM - LỰA CHỌN - TỐI ƯU NHÀ CUNG CẤP (NCC)
        Để Giá thành đầu ra sản xuất được Cạnh Tranh, để giá bán được Lợi Nhuận kỳ vọng, để sản phẩm đạt độ hoàn thiện cao, đạt tính thẩm mỹ cao,...thì việc tìm kiếm nhà cung cấp cho các Nguyên Vật Liệu chính, các loại phụ kiện,.. máy móc,...là RẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM SÂU SẮC.
  - Việc Quan Trọng ở đây mình muốn nói là tính Bền Vững của NCC - đủ NCC sẽ đảm bảo nguồn Nguyên liệu đầu vào thường xuyên - tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất do thiếu NVL (thiếu ván, thiếu phụ kiện chẳng hạn)
 
- Vậy việc tìm kiếm - lựa chọn - tối ưu NCC thì mình nên dựa theo tiêu chí gì ???
@ Đầu tiên phải nói đến chất lượng sản phẩm - chất lượng ở đây lưu ý là phù hợp với khung giá mình cần - và khung giá mình xây dựng cho NVL đó, cho phụ kiện đó.
Ví dụ như mình cần chất lượng ván đầu vào để sản xuất là vừa thôi : Mình cần tầm giá như Ván Mộc Phát, Ván Ba Thanh, ...là đủ, không cần quá cao cấp...
@ Độ đa dạng về Màu sắc, chủng loại, kiểu dáng của vật liệu - ví dụ về bản lề chẳng hạn, có nhiều lại bản lề, nhiều kiểu dùng cho đa dạng sản phẩm với khung giá khác nhau (tăng sự lựa chọn của mình khi phục vụ từng đối tượng khách hàng khác nhau)
@ Giá NVL - Phụ kiện : Đương nhiên, giá của NCC sẽ phải là giá cạnh tranh và phù hợp với chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp.
@ Phương thức giao hàng: Ui cha, mình là mình khoái một số đơn vị, đơn hàng 2-3trd họ sẵn sàn cho 1 bạn NV chạy xe máy đến xưởng mình giao - một mớ phụ kiện, bản lề, khóa,....., có nhưng đơn vị thì gửi Grab, có đơn vị thì yêu cầu phải lấy tại kho họ,....
=> Thật ra phương thức giao hàng linh hoạt cũng góp 1 phần quan trọng vào việc lựa chọn NCC bạn nhé, để khi mình đặt hàng, mình vẫn cảm thấy thoải mái, chả phải lăn tăn gì cả về việc giao hàng, hay phí ship.

         Kinh nghiệm thực tế của mình là luôn phải lựa chọn đa dạng nhà cung cấp - phải nắm trong tay ít nhất 3-4 nhà cung cấp / 1 mặt hàng NVL - ví dụ như NCC Ván, NCC phụ kiện, đơn vị Sơn tĩnh điện hay đơn vị chuyên cung cấp Sơn gỗ cho bên mình,... => Bạn đa dạng NCC thì có giá để so sánh, có NVL đầy đủ hơn, ....và đặc biệt là sẽ giảm tải được cho áp lực tài chính của DN mình (bạn hiểu hôn - suy nghĩ chút nhé)
@ Sự uy tín và chuyên nghiệp của họ khi cung cấp trên thị trường: Phần này thì đảm bảo đến việc nguồn cung ổn định, nói là có, nên cũng nên được quan tâm á.
 
7/ NHÂN SỰ - TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG
      -  Với 1 đơn vị khởi nghiệp ngành sản xuất nội thất gỗ thì Nhân sự là khá quan trọng. Theo mình nghĩ, bạn nên chuẩn bị sẵn Một số nhân sự sơ cua. 
 
     - Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh - phần Nhân sự thực hiện với SL người, vị trí công việc, mức lương,....thì cũng cần tính tới SL nhân sự dự phòng. Đương nhiên vẫn là  Nhân sự nòng cốt trước, để đảm bảo guồng máy cơ bản ổn định.
    
     - Việc sử dụng nhân sự tại từng vị trí là rất quan trọng, nó giúp bản thân nhân sự đó tự tin hơn về chuyên môn của mình, mình ví dụ như anh thợ đứng máy cắt đó có thể làm cả việc cắt, dán, đóng gói,....tuy nhiên, thế mạnh nhất của anh vẫn là Đứng Máy Cắt - lúc này quản lý sản xuất sẽ phải hiểu rõ, để nhân sự Tập trung cao vào chuyên môn của mình => giúp cả xưởng đạt hiệu quả cao nhất.
 
     - Chất lượng nhân sự với 1 xưởng sản xuất là rất quan trọng, ví dụ nhân sự sản xuất của 1 xưởng luôn sẵn sàng đáp ứng mọi việc (như thợ khoan off, sẵn sàng có 1 bạn khác thay ngay, có thể làm thay thế hoàn toàn, hay thợ cắt, có đến 2-3 thợ có thể đứng máy) - điều này cực quan trọng bởi chất lượng nhân sự sản xuất trực tiếp dồi dào và yên tâm sản xuất => việc này đòi hỏi  bạn phải có sự chuẩn bị kỹ về tài chính nhé.
 ==>> Giữ chân nhân sự chất lượng là một trong những tiêu chí quan trọng trong sản xuất - kinh doanh.

        Tuyển dụng ở xưởng sản xuất nội thất thì gần như diễn ra thường xuyên, công nhân sản xuất nội thất đa phần là Lao động phổ thông, một số anh chị theo làm và học dần được đứng máy, lên thợ phụ, rồi thợ chính,...tuy nhiên, Với vai trò chủ của 1 đơn vị sản xuất, bạn nên thường xuyên theo dõi công tác tuyển dụng, luôn sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho BP sản xuất, đảm bảo tối thiểu đủ nhân sự cho từng vị trí => điều này giúp khơi thông áp lực "hàng nhiều mà không có người làm"
 
8/ LỬA NHIỆT HUYẾT VÀ THÁI ĐỘ TRONG CÔNG VIỆC
 - Văn hóa Doanh Nghiệp : là một trong những thứ mà Doanh nghiệp nào cũng luôn tìm kiếm, xây dựng, truyền tải - đến từng nhân sự của doanh nghiệp, ở các xưởng sản xuất mới khởi nghiệp, văn hóa được thể hiện qua các quy định trong xưởng sản xuất, các quy trình,.....và trên hết là Lửa Nhiệt Huyết của người đứng đầu. Bản thân anh em công nhân thường nhìn vào đầu tàu để làm theo, nhìn theo hành động, nghe theo lời nói,..... => nên nếu bạn muốn Khởi nghiệp bất kỳ ngành nào thì cũng nên quan tâm đến Thái độ của Cá nhân mình nhé.
 
 - Thái độ trong công việc ở đây mình đang nói đến cách tiếp nhận thông tin - phân tích và phản hồi thông tin. Mọi thái độ tích cực đều dẫn đến mọi việc sẽ tốt hơn, kiểm soát tốt hơn, sản phẩm tốt hơn và tập thể đoàn kết hơn. ==> là người Lead team, bạn nên quan tâm thêm về thái độ của ae công nhân, về các khó khăn của họ, tinh thần của họ, các xử lý vấn đề của họ,.....biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng nhé.
 

9/ THỜI ĐIỂM
       Yếu tố thời điểm luôn là thứ rất quan trọng - khi mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng để Khởi Nghiệp, mọi thứ tạm ổn, có thể nói như vậy,....nhưng lưu ý, thời điểm bạn sẵn sàng là lúc nào, thời điểm này phải được nhìn xung quanh, phân tích, nghe ngóng......để sẵn sàng nhé.
Mình ví dụ đơn giản: Khi mùa dịch đang hoành hành, bạn định mở xưởng sản xuất nội thất,.bạn thực tế là nên lựa chọn kỹ - lao ra thì đầu ra thế nào? nhân sự, tuyển dụng, sản xuất thế nào?
Còn mấy anh đang sẵn sàng Khởi Nghiệp nhỏ với việc buôn bán vật tư y tế, kit test chẳng hạn, thì đó là thời điểm thích hợp, thời cơ tới rồi,....nhanh tay thôi.
      Thời điểm tham chiến cũng góp phần quyết định về sự sống còn của doanh nghiệp bạn khi Khởi nghiệp nhé. Và đương nhiên thời điểm thích hợp đó phải được phân tích, dựa trên gì nhỉ ???
 - Dựa trên các yếu tố chủ quan: Số vốn thực tế, kinh nghiệm thực tế với ngành mình chọn, trình độ quản lý,...
 - Dựa trên các yếu tố khách quan: Tình hình thị trường, thực tế xã hội, nhu cầu người tiêu dùng, quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, định vị sản phẩm,.....ngay tại thời điểm đó đã thích hợp chưa.
 
10/ Ý CHÍ ĐAM MÊ VÀ NIỀM TIN
      Sau mọi thứ cố gắng, ý chí đam mê và Niềm Tin mãnh liệt là Bạn sẽ làm được sẽ góp phần là Động Lực trong mọi hành động của bạn trong suốt quá trình Khởi Nghiệp
 
      Nếu Khởi Nghiệp không gặp khó khăn thì không gọi là Khởi Nghiệp, bạn cứ mạnh mẽ, khó khăn giúp bạn ý chí hơn, mạnh mẽ và kiên cường hơn để Đi lên phía trước.
Chúc bạn luôn vững vàng ý chí - luôn sáng lửa Đam Mê và Luôn đầy ắp Niềm Tin Chiến Thắng

Nội thất Khởi Nghiệp chúc bạn đọc được nhiều bài viết hay từ Nội thất Khởi Nghiệp và Khởi Nghiệp thành công nhé - Chúc bạn may mắn
 
Bài viết hay CẦN tham khảo KỸ trước khi Khởi Nghiệp ngành Nội thất
 
Hotline hỗ trợ chia sẻ thông tin 0902828161
Thu gọn